Quy trình bón phân cho cây Lúa

Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây lúa:

- Đạm: là nguyên tố quan trong nhất giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, các nhánh hữu hiệu và kiến tạo năng suất.

- Lân: có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ rễ giúp cho lúa có thể hút các chất dinh dưỡng từ đất. Trong một số trường hợp đất phèn và đất phèn mặn, lân còn có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển.

- Kali: có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh. Thiếu kali cây thường còi cọc, lá thường bị cháy không còn khả năng quang hợp dẫn đến năng suất thấp và tỷ lệ hạt lép nhiều.

Chú ý: Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.

Các giai đoạn bón phân cho cây lúa:

Bón lót:

Phục hồiđất, giảm ngộ độc hữu cơ, ém phèn ngay từ đầu và cung cấp Trung – Vi lượng cho cây lúa phát triển tốt. Trên chân đất 3 vụ hoặc trên đất xám, đất giồng cát nghèo hữu cơ có thể tăng cường lượng phân bón Hữu cơ vi sinh HAIDƯƠNG để cải tạo đất, tăng giữ nước, giữ phân.

Bón: 500 – 1.000 kg Phân trung lượng cao cấp HAIDƯƠNG/ha.

Bón thúc đợt 1:

Từ 7 – 10 ngày bón nhiều đạm và lân vì đất mới cày xới dễ bị xì phèn, gây ngộ độc hữu cơ. Giúp cây lúa ra rễ, đẻ nhánh thuận lợi ngay từ đầu là biện pháp quan trọng để đạt năng suất cao.

Bón: 100 – 150 kgNPK cao cấp HAIDƯƠNG 25–25–5+TE – CD cho Lúa (Hoặc NPK cao cấp HAIDƯƠNG 30–20–5)/ha.

Bón thúc đợt 2: (Đẻ nhánh)

Từ 18 - 22 ngày (đối với lúa 90 - 100 ngày), có thể kéo dài đến 25 ngày sau sạ đối với lúa dài hơn 100 ngày. Bón phân đợt 2 trễ sẽ sinh nhiều chồi vô hiệu, cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều sâu bệnh. Bón trễ làm lúa xanh lâu (do còn phân) ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển sang làm đòng của cây lúa (Quy luật 2 xanh, 2 vàng). Bón phân đợt 2 còn có nhiệm vụ sửa ruộng cho đều (bằng biện pháp bón vá áo).

Bón: 120 – 150 kgNPK cao cấp HAIDƯƠNG 20–20–15+TE/ha.

Bón thúc đợt 3: (Đón đòng)

Đón đòng theo kỹ thuật không ngày không số:

+ Không ngày: Ngày bón phân đón đòng không phải do chủ ruộng quyết định hay do nhà khoa học quyết định mà phải do ruộng lúa quyết định:

1- Quan sát màu ruộng lúa, trên ruộng có ít nhất 2/3 diện tích lúa chuyển sang màu vàng tranh.

2- Chóp lá lúa có thắt eo.

3- Chính xác nhất là xem đòng, có thể xác định bằng cách xé ngẫu nhiên 10 chồi chính để liểm tra, nếu có khoảng 50% cây lúa có tim đèn (bùi nhùi) nhú ra từ 3 – 10 mm, đó là ngày bón phân đón đòng.

Lưu ý: Khi lúa đã đẻ kín hàng (30 – 32 ngày) tiến hành cắt nước, cắt phân để giúp lúa làm đòng thuận lợi. Tuyệt đối không được bón tiếp phân vì sẽ làm lúa đẻ nhiều chồi vô hiệu.

+ Không số: Không định trước số lượng bón bao nhiêu, phải bón phân theo cách nhìn trời, nhìn đất, nhìn câyvà theo hướng dẫn sau:

* Lúa đã chuyển sang màu vàng tranh: bón Đạm + Kali theo tỉ lệ 1:1.

* Lúa chuyển sang màu xanh lợt hay nửa vàng nửa xanh, lúa còn hơi tốt: bón Đạm + Kali theo tỉ lệ 1:2.

* Lúa tốt, chổ trũng, màu xanh đậm: không bón Đạm, chỉ bón Kali.

Bón: 70 – 100 kgNPK cao cấp HAIDƯƠNG25–0–25 – CD cho Lúa rước đòng(Hoặc NPK cao cấp HAIDƯƠNG 24–4–24)+30 - 50 kg Nitrate Calcium Boronica cao cấp HAIDƯƠNG/ha.

Bón phân rước hạt:
Khi lúa cong trái me (72 – 80 ngày), nếu 3 lá đòng trên cùng có màu hơi vàng có thể bón thêm Đạm có tác dụng làm chắc, mẩy hạt. Nếu 3 lá đòng trên cùng vẫn còn xanh dụng phân bón có chứa Kali cao, Trung – Vi lượng.

Bón: 50 kg NPK cao cấp HAIDƯƠNG 24–4–24/ha.

Chú ý: Ở giai đoạn đẻ nhánh và đón đòng, sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.